Để có được việc làm tốt tại New Zealand, phỏng vấn là một yếu tố thiết yếu trong quá trình xin việc. Muốn đạt được điều đó, kinh nghiệm phỏng vấn trước đây của bạn cũng giúp ích rất nhiều. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với một nền văn hóa khác, bạn phải am hiểu và biết cách giao tiếp hiệu quả với họ để đạt được kết quả tốt nhất. Thật vậy, người New Zealand có những điểm chung và điểm riêng so với các nền văn hóa khác trên thế giới.

Phỏng vấn ở New Zealand có thể khác so với những gì bạn đã quen thuộc. Người New Zealand không câu nệ tiểu tiết và điều này sẽ được thể hiện rõ trong buổi phỏng vấn. Bạn có thể cảm nhận được rằng bạn đang được phỏng vấn bất cứ thứ gì bởi từ một đến ba hay bốn người, và người phỏng vấn bạn có thể là người khác giới.

Trước buổi phỏng vấn, hãy tìm hiểu tường tận về công ty, ông chủ của bạn. Nghĩ về những kĩ năng chuyên môn của bạn, cách mà công ty tuyển dụng vị trí đó và những ví dụ thực tế bạn có thể đưa ra để  chứng minh rằng mình phù hợp với công việc. Ăn mặc lịch sự để bạn có thể để lại ấn tượng tốt và hãy chắc chắn rằng bạn đến đúng giờ.

Đối với những vị trí chuyên nghiệp, những cuộc phỏng vấn công việc thường là phỏng vấn hành vi. Vì lẽ đó, bên cạnh việc tìm hiểu quá trình và các câu hỏi thường gặp, bạn cũng nên tìm hiểu cách thức tình bày về những kĩ năng, bằng cấp và kinh nghiệm của bạn sao cho người New Zealand dễ hiểu và thiện cảm nhất.

Trong những cuộc phỏng vấn hành vi như thế, bạn được yêu cầu phải đưa ra ví dụ về cách bạn ứng xử trong những tình huống công việc trước đó. Bạn sẽ phải mô tả về tình huống đó và những việc bạn đã làm để giải quyết tình huống hay đạt mục tiêu.

Phỏng vấn hành vị thường phổ biến trong các công việc văn phòng hoặc trong cơ quan nhà nước. Nếu bạn đang xin một công việc liên quan đến buôn bán, thương mại, bạn sẽ ít có khả năng gặp phải dạng phỏng vấn này hơn.

Các ví dụ về tình huống phỏng vấn sau sẽ giúp bạn diễn tả bản thân một cách tự tin, tích cực và chuyên nghiệp trong một cuộc phỏng vấn ở New Zealand. Bạn có thể tránh đi những sai sót mà bạn có thể gặp phải trong sự khác biệt văn hóa.

  1. Tạo bước khởi đầu thuận lợi

“Ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng. Hãy bắt tay chặt, nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn và ăn mặc phù hợp. Đừng quên mỉm cười!”

Những người dân mới chuyển đến thường rất ngạc nhiên trước môi trường làm việc ở New Zealand bởi nó thường ít trang trọng hơn so với ở quê nhà họ.

Điều này có nghĩa là những cuộc phỏng vấn công việc ở New Zealand thường bắt đầu và kết thúc bởi một mẩu chuyện nhỏ thân mật. Ngay từ khi mới bắt đầu phỏng vấn, bạn nên thể hiện rằng bạn đang rất thoải mái khi có mối liên kết thân mật với các đồng nghiệp và giám đốc trong công ty.

Tất cả mọi thứ đều bắt đầu bằng ấn tượng đầu tiên tốt. Hãy nhớ thân thiện, nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn, bắt tay thật chặt và sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp. Thậm chí khi cuộc phỏng vấn bắt đầu một cách thân mật, hãy nhớ rằng bạn cần giữ một mức độ chuyên nghiệp cao trong suốt buổi phỏng vấn. Bạn đã được đánh giá ngay từ lúc bạn bước vào cửa phòng.

u Vậy chuyên nghiệp là như thế nào ở New Zealand?

  • Chính trực và thành thật
  • Cách ăn mặc và vẻ ngoài chuyên nghiệp
  • Tự tin
  • Tôn trọng người khác
  • Đúng giờ và đáng tin cậy
  • Năng lực
  • Kĩ năng giao tiếp tốt
  • Đạo đức và cống hiến trong công việc cao
  • Tự hào về công việc của bạn
  • Khiêm tốn
  1. Quản lý lượng thông tin mà bạn cung cấp

Việc nhận thức được mức độ hứng thú của người phỏng vấn khi bạn đang nói là rất quan trọng. Nếu họ không nhìn vào mắt bạn trong khi bạn đang trả lời câu hỏi, đó có thể là dấu hiệu rằng bạn đang nói quá nhiều.

Tuy nhiên, nếu bạn không nói đủ, điều đó có thể thể hiện rằng bạn không có gì để nói. Chuẩn bị sẵn sang một câu trả lời có cấu trúc đầy đủ có thể giúp bạn cung cấp một lượng thông tin đầy đủ cho nhà tuyển dụng.

Bạn cần phải giải thích về kinh nghiệm và lai lịch rõ ràng và chính xác cho người phỏng vấn. Nhà tuyển dụng ở New Zealand không phải lúc nào cũng muốn nghe những câu chuyện dài dòng về lai lịch và quá khứ của bạn. Họ cũng không muốn nghe rằng bạn đã thành công trong công việc như thế nào mà không có bất kì bằng chứng nào cho nó.

  1. Thấu hiểu ý định của người phỏng vấn

Đôi khi người phỏng vấn sẽ có những dự định không quá rõ ràng trong câu hỏi của họ.

Điều này có nghĩa là bạn cần suy nghĩ kĩ càng về lí do tại sao người phỏng vấn lại hỏi bạn câu hỏi đó. Thậm chí những câu hỏi đơn giản nhất cũng có những ý nghĩa hay lí do ẩn sau và có nên nhạy cảm với những câu hỏi  này hay không là tùy vào bạn. Hãy nhớ rằng luôn có một mục đích sau hầu hết, nếu không nói là tất cả, các câu hỏi mà người phỏng vấn hỏi bạn.

  1. Sắp xếp suy nghĩ của bạn rõ ràng và cấu trúc hợp lý

Bạn nên thể hiện rằng mình là người có suy nghĩ  logic và độc lập trong các cuộc phỏng vấn ở New Zealand. Nghĩa là bạn có thể đưa ra những câu trả lời cấu trúc rõ ràng hợp lý khi bạn được hỏi một câu hỏi mở (thường là những câu hỏi bắt đầu bằng “Hãy nói cho tôi về…”

Tránh kể những câu chuyện dài dòng và mất thời gian để đi vào trọng điểm. Những người phỏng vấn thường quan tâm nhất về bạn đã làm gì trong quá khứ và chúng biểu hiện kĩ năng và kinh nghiệm làm việc của bạn như thế nào.

Nhiều người phỏng vấn ở New Zealand sử dụng những câu hỏi phỏng vấn hành vi. Nghĩa là người phỏng vấn sẽ cố gắng xem xét cách bạn ứng xử trong quá khứ bởi vì nó sẽ phản ánh cách bạn ứng xử trong tương lai. Bạn có thể cảm thấy những câu hỏi này khó để trả lời và không thoải mái với chúng. Một ví dụ cho loại câu hỏi này là, “Kể cho tôi nghe về một lần bạn nếm trải thất bại”. Bạn cần phải sử dụng một ví dụ cụ thể trong quá khứ để trả lời câu hỏi này hiệu quả nhất.

Bạn có thể sử dụng mô hình STAR để giúp bạn cấu trúc câu trả lời cho các câu hỏi hành vi.

Mô hình STAR

Tình huống – mô tả tình huống hoặc vấn đề bạn gặp phải. Ví dụ,”Chúng tôi …”

Nhiệm vụ  – mô tả nhiệm vụ mà tình huống yêu cầu. Tập trung vào vai trò của bạn trong nhiệm vụ – không phải vai trò của người khác hoặc những gì bạn đã làm với một nhóm. Sử dụng câu ‘Tôi…’.

Hành động  – mô tả hành động bạn đã thực hiện và những trở ngại bạn phải vượt qua.

Kết quả  – làm nổi bật kết quả đạt được, phản hồi bạn nhận được và những gì bạn đã học được từ trải nghiệm đó.

Phương pháp STAR cho thấy người sử dụng lao động rằng bạn có thể tổ chức những suy nghĩ một cách rõ ràng và logic. Nó giúp bạn có năm hoặc sáu ví dụ đã sẵn sàng để sử dụng cho các câu hỏi khác nhau trong cuộc phỏng vấn.

  1. Liên hệ những kinh nghiệm ở nước ngoài của bạn với New Zealand

Nhiều doanh nghiệp ở New Zealand coi trọng kinh nghiệm làm việc có được ở New Zealand. Đó là bởi vì những cái đó thể hiện rằng bạn đã quen thuộc với cách làm việc của người New Zealand và bạn không cần quá nhiều huấn luyện khi bắt đầu làm việc với công ty.

Bạn có thể chỉ có kinh nghiệm làm việc cho công ty nước ngoài. Bạn cần suy nghĩ về cách giao tiếp với người phỏng vấn về kinh nghiệm ở nước ngoài của bạn là hữu ích đối với họ. Những điều này bao gồm các khía cạnh quốc tế, các cách tiếp cận giải quyết vấn đề khác nhau và những ý tưởng, công nghệ mới mà có thể không được sử dụng rộng rãi ở New Zealand.

“Làm từ thiện là cách tuyệt vời để hiểu người New Zealand ứng xử thế nào trong môi trường làm việc”

  1. Thể hiện rằng bạn có thể làm việc theo cách của người New Zealand

Ở New Zealand, nhiều giám đốc và nhân viên thường có mối quan hệ thân mật với nhau trong môi trường làm việc. Địa vị, chức vụ ở đây không được đặt nặng như nhiều quốc gia khác. Ví dụ như, việc gọi thẳng tên ông chủ của bạn là bình thường ở New Zealand. Nhân viên New Zealand thích quản lý, giám đốc của họ đưa ra câu hỏi và bàn luận, chứ không phải yêu cầu.

Trong một cuộc phỏng vấn ở New Zealand, việc bạn có thể thích ứng với cách làm việc này là rất hữu ích. Khi nói về những chủ đề như khả năng lãnh đạo, bạn cần phải thật nhạy cảm với vấn đề này. Những nhà lãnh đạo tài năng ở New Zealand có những phẩm chất như nâng cao tinh thần, động lực cho nhóm của họ trong khi đối xử với mọi người bình đẳng và tôn trọng.

Nếu bạn không phải là một giám đốc hay quản lý, làm việc ở New Zealand có nghĩa là bạn có khả năng làm việc độc lập và sử dụng óc sáng toạ của mình, không dựa dẫm vào cấp trên để đưa ra mọi quyết định.

“Phong cách làm việc khá khác biệt ở đây – người ta không quá lỗ mãng hay thẳng thừng như một số nước khác.”

  1. Tự tin “theo cách New Zealand”

Trong cuộc phỏng vấn ở New Zealand, bạn cần phải tự tin nhưng không tự mãn.

Để đạt được điều này, bạn cần đưa ra cho người phỏng vấn những bằng chứng về kĩ năng của bạn theo một cách sao cho không làm cho nó tỏ ra quá khoác lác. Bạn cần tự tin, nhưng không quá mứa đến nỗi bạn có vẻ quá quan trọng cho một vị trí trong công ty.

  1. Hiểu rõ bản thân

Người tuyển dụng muốn biết rằng bạn có thể suy nghĩ nghiêm túc về kĩ năng của mình và có thể nhận ra những lĩnh vực mà bạn có thể học thêm nhiều điều mới. Bạn nên thể hiện cho người phỏng vấn rằng bạn có thể phản hồi một cách tích cực đối với những đánh giá & phê bình và bạn có thể từ đó cải thiện bản thân.

Nếu bạn thảo luận về những chủ đề như thể trong cuộc phỏng vấn, việc bạn thể hiện rằng mình có thể bình tĩnh và chuyên nghiệp trong những tình huống thách thức là rất quan trọng.

Nhìn chung, một cuộc phỏng vấn ở New Zealand sẽ không quá khó khăn với bạn nếu bạn tìm hiểu kĩ càng và được cung cấp đầy đủ thông tin. Hãy tự tin bắt đầu phỏng vấn và đem về cho mình công việc tốt nhất có thể.

Các bạn cần thêm thông tin về các chương trình du học New Zealand vui lòng liên hệ với Du Học L&D EDUCATION – Đơn vị chuyên thiết kế các chương trình du học hướng nghiệp các nước như New Zealand, Úc, Canada… để giúp các bạn chọn trường, chọn ngành và thành phố du học đúng với nguyện vọng của mình.

Mọi thông tin liên lạc:

CÔNG TY L&D EDUCATION
Địa chỉ: 285/36  Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q10, Tp.HCM
Điện Thoại: 0933 359 268
Hotline/viber/zalo:  0933 359 268 – 0989 830283
Website: www.duhocnewzealand.org
Email: info@ldeducation.net
Facebook: duhocnewzealand.org