Cấp Visa New Zealand dựa trên các mối quan hệ vợ chồng, con cái,…

Cấp Visa New Zealand dựa trên các mối quan hệ vợ chồng, con cái,… Bạn cần hiểu đúng để biết thế nào sẽ được cấp visa vợ theo chồng, con theo bố mẹ,.. hoặc ngược lại!

Cách New Zealand định nghĩa về vợ/chồng/bạn đời

Vợ/Chồng/Bạn đời là người mà bạn đã kết hôn hợp pháp, hoặc ở trong một hôn nhân dân sự hay mối quan hệ thực tế, và là người bạn đang chung sống tỏng một mối quan hệ thuần tuý và bền vững. Vợ/Chồng/Bạn đời có thể là người cùng hoặc khác giới.

Khi bạn xin visa dựa trên mối quan hệ vợ/chồng/bạn đời với người sở hữu visa New Zealand hay công dân New Zealand, người đó được gọi là người vợ/chồng/bạn đời hỗ trợ của bạn.

* Bạn và vợ/chồng/bạn đời phải:

– Từ 18 tuổi trở lên, hoặc nếu họ ở độ tuổi từ 16 đến 17, có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ của họ.

– Đã gặp nhau trước khi nộp đơn xin visa dựa trên mối quan hệ đó của bạn.

– Không phải là họ hàng gần.

Những yêu cầu về mối quan hệ vợ/chồng/bạn đời

Bạn phải có khả năng chứng minh rằng các bạn đang chung sống trong mối quan hệ thuần tuý và bền vững trước khi được cấp visa dựa trên mối quan hệ của bạn.

* Chung sống có nghĩa là sống cùng một ngôi nhà với vợ/chồng/bạn đời, không bao gồm các trường hợp:

– Dành thời gian ở nhà của nhau trong khi mỗi người có một căn nhà riêng.

– Chia sẻ chỗ ở tỏng khi đi du lịch

– Sự sắp xếp bạn chung phòng/nhà.

Đánh gia mối quan hệ vợ/chồng/bạn đời

Bạn sẽ được đánh giá nếu bạn đáp ứng các yêu cầu trên về mối quan hệ, những điều như sau sẽ được xem xét:

– Thời gian các bạn ở cùng nhau

– Thời gian các bạn chung sống như một cặp đôi

– Sự thu xếp sinh sống của bạn.

– Các bạn có hỗ trợ tài chính lẫn nhau không.

–  Cách các bạn chia sẻ nghĩa vụ tài chính

– Các bạn tận tâm về cuộc sống chung như thế nào

– Các bạn sở hữa tài sản chung hay phân chia tài sản

– Các bạn có đứa con chung nào không, bao gồm cả sự sắp xếp về việc chăm sóc đứa trẻ.

– Các bạn có chia sẻ công việc nhà cho nhau không.

– Những người khác có nhận ra mối quan hệ của các bạn không.

* Bằng chứng cho mối quan  hệ vợ/chồng/bạn đời

  • Bạn và đối phương phải cung cấp đủ bằng chứng để chứng minh rằng các bạn sống chung với nhau trong một mối quan hệ thuần tuý và bền vững.
  • Bằng chứng của bạn sẽ đáng tin hơn nếu nó đến từ nguồn chính thức. Ví dụ, một thỏa thuận thuê nhà chung cho thấy ngày mà bạn và vợ/chồng/bạn đời của bạn bắt đầu thuê một tài sản với nhau là tốt hơn so với bạn của bạn viết một lá thư để cho chúng tôi biết các bạn đã sống cùng nhau bao lâu.
  • Bạn không phải cung cấp tất cả các tài liệu được liệt kê làm ví dụ, nhưng bạn cung cấp nhiều bằng chứng hơn, chúng tôi sẽ dễ dàng đưa ra quyết định về đơn đăng ký của bạn hơn.

Ví dụ:

Bằng chứng cho thấy các bạn đang có mối quan hệ thuần tuý và bền vững có thể bao gồm:

– Giấy chững nhận kết hôn hoặc hôn nhân dân sự.

– Giấy khai sinh của bất kì đứa con nào của hai bạn.

– Thư từ, email hoặc mẩu trò chuyện trên mạng xã hội.

– Ảnh chụp chung.

– Bằng chứng những người khác nhận ra mối quan hệ của các bạn.

– Bằng chứng các bạn đưa ra quyết định và kế hoạch với nhau

– Bằng chứng các bạn làm cha mẹ với nhau

– Bằng chứng bạn dành thời gian giải trí cùng nhau

– Hợp đồng cho thuê chung hoặc cho vay mua nhà

– Thư được gửi đến các bạn tại cùng một địa điểm và thời gian

– Tài khoản ngân hàng chung

– Bằng chứng bạn sở hữu tài sản với nhau

– Thẻ tín dụng chung hoặc thuê thỏa thuận mua, cho thuê

– Tài khoản tiện ích chung, như hóa đơn điện hoặc điện thoại.

* Thời gian sống tách biệt nhau

Nếu bạn và vợ/chồng/bạn đời đã có khoảng thời gian sống tách biệt, bạn nên cung cấp thông tin về sự tách biệt đó, bao gồm:

– Lí do tại sao các bạn sống tách biệt

– Các bạn sống tách biệt bao lâu

– Các bạn giữ liên lạc bằng cách nào.

Các bằng chứng về sự tách biệt được cung cấp sẽ được đánh giá xem có ảnh hưởng đến mối quan hệ của các bạn không.

Cách New Zealand định nghĩa về trẻ em còn lệ thuộc

  • Nếu đứa trẻ còn độc thân, lệ thuộc về kinh tế và ở một độ tuổi thích hợp, chúng có thể được bao gồm trong đơn xin visa của ba mẹ. Hoặc chúng có thể xin visa dự trên mối quan hệ với ba mẹ, nếu ba mẹ đã có hoặc đang xin một visa, hay là công dân New Zealand.
  • Trẻ em còn lệ thuộc có thể được bao gồm trong đơn xin visa của bạn, hay xin một visa dựa trên mối quan hệ với bạn, ba mẹ của chúng.

Những quy định khác nhau áp dụng cho người được xem xét là trẻ em còn lệ thuộc tuỳ thuộc vào việc bạn đang nộp đơn xin:

– visa tạm thời, như visa du lịch hoặc visa du học.

– visa cư trú.

Trẻ em còn lệ thuộc không đủ điều kiện cho visa làm việc.

* Visa cư trú

Nếu con bạn ở tuổi Con bạn sẽ được xem xét là lệ thuộc nếu
17 tuổi trở xuống Đang độc thân
18-20 tuổi – Đang độc thân

– Không có đứa con riêng nào

21-24 – Đang độc thân

– Không có đứa con riêng nào

– Phụ thuộc vào người lớn cho hỗ trợ về tài chính

Nếu con bạn không đáp ứng điều kiện là đứa con còn lệ thuộc, chúng vẫn có thể đoàn tụ với bạn ở New Zealand nếu mỗi đứa con xin visa trên quyền lợi của chúng.

* Visa tạm thời

Nếu con bạn ở tuổi Con bạn sẽ được xem xét là lệ thuộc nếu
17 tuổi trở xuống – Đang độc thân

– Lệ thuộc vào bạn hay vợ/chồng/bạn đời của bạn cho hỗ trợ về tài chính

18-19 tuổi – Đang độc thân

– Không có đứa con riêng nào

– Lệ thuộc vào bạn hay vợ/chồng/bạn đời của bạn cho hỗ trợ về tài chính

Con cái 20 tuổi trở lên không đủ điều kiện để được bao gồm tỏng đơn xin visa du lịch của ba mẹ hay để xin visa du lịch hoặc du học dựa trên quan hệ với ba mẹ. Nhưng chúng vẫn có thể đoàn tụ với bạn ở New Zealand nếu mỗi đưa con nộp đơn xin visa trên quyền của riêng mình.

Để được tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ với chúng tôi:

DU HỌC KHÁNH NGUYỄN

ĐƠN VỊ TƯ VẤN DU HỌC VÀ DỊCH VỤ VISA CHUYÊN NGHIỆP CANADA, ÚC, NEW ZEALAND

Địa chỉ: 285/36/5F Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, Tp.HCM.

Điện Thoại: 028 3526 4196

Kết nối với chúng tôi qua:

Zalo, Viber, Whatsapp: 0936 44 44 23 – 0908 14 24 78

Email: info@duhockhanhnguyen.edu.vn

Tư vấn Skype: duhockhanhnguyen

Website:                           

https://www.duhockhanhnguyen.edu.vn

https://duhocnewzealand.org

Blog: https://duhockhanhnguyen.wordpress.com

Kênh Youtube: https://www.youtube.com/

Facebook:

https://www.facebook.com/duhockhanhnguyen.edu

https://www.facebook.com/duhocnewzealand.org

https://www.facebook.com/duhoccanada.kne

https://www.facebook.com/duhockhanhnguyen.edu.vn

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TẠI ĐÂY