Bảo hiểm lao động tại New Zealand

Bảo hiểm lao động tại New Zealand

Nếu bạn đang có ý định đến New Zealand để làm việc, bảo hiểm là cái thiết yếu để bảo đảm cho bạn, tránh khỏi những chi phí rủi ro bất ngờ. Ở New Zealand có nhiều loại bảo hiểm, người lao động cần tìm hiểu để chọn cho mình những bảo hiểm phù hợp.

Các loại bảo hiểm cho người lao động

  1. Bảo hiểm y tế

Loại bảo hiểm đầu tiên người lao động cần quan tâm là bảo hiểm y tế. Quốc đảo nhỏ này là nơi có hệ thống y tế công lập chất lượng được hỗ trợ chi phí từ chính phủ, nhưng với nhiều phần của dịch vụ được thực hiện bởi các cơ sở tư nhân, bạn sẽ phải trả phí.. Bạn được hưởng chế độ chăm sóc y tế nếu bạn là công dân New Zealand hoặc cư dân có visa làm việc trên 2 năm kể từ ngày đến New Zealand. Nếu bạn có visa làm việc tại New Zealand ít hơn 2 năm, bạn sẽ cần phải chi trả cho các dịch vụ y tế của mình..

Souththern Cross Health Insurance là một tổ chức bảo hiểm lớn và phi lợi nhuận ở New Zealand, chiếm khoảng một nửa thị trường và khoảng ¼ dân số New Zealand. Southern Cross cũng có hệ thống bệnh viện riêng của mình.

Hầu hết các chi phí điều trị chấn thương từ tai nạn được chi trả bởi ACC, tổ chức đền bù tai nạn ở New Zealand. ACC cung cấp chi phí bảo hiểm tai nạn cho mọi người ở New Zealand về các chấn thương trong tai nạn – từ tại nạn giao thông đến chấn thương lúc làm việc, trượt, té ngã tại nhà hay gãy tay lúc trượt tuyết, thâm chí nếu người bị thương là người gây ra tai nạn. Vì những hỗ trợ đa dạng từ ACC, bạn không thể kiện tụng về chấn thương cá nhân ở New Zealand.

Nhiều người dân New Zealand mua bảo hiểm tư nhân để không phải chờ đợi lâu để được chữa trị ở các hệ thống công lập. Bạn cũng có quyền được lựa chọn thời gian, ngày và địa điểm phẫu thuật.

  1. Bảo hiểm nhà ở

Một loại bảo hiểm nữa ở New Zealand là bảo hiểm nhà ở, chỉ cần thiết khi bạn có tài sản nhà ở của riêng mình. Nếu bạn đang thuê nhà thì người chủ nhà sẽ chịu trách nhiệm về bảo hiểm nhà ở cho bạn.

Ở New Zealand, bảo hiểm nhà ở thường được tính toán theo cơ chế “bảo hiểm tổng cộng”, nghĩa là nếu nhà của bạn cần được xây dựng lại, công ty bảo hiểm sẽ chỉ phải trả số tiền tối đa mà bạn đưa ra cụ thể khi ký kết hợp đồng bảo hiểm. Điều này cho thấy bạn cần có suy nghĩ kỹ càng sẽ tốn bao nhiêu để bạn xây dựng lại ngôi nhà trong trường hợp xấu nhất.

Nếu bạn mua một căn hộ chung cư, bảo hiểm của tòa nhà đó thường sẽ bao gồm cả các căn hộ bên trong. Tuy nhiên cần kiểm tra chi tiết khi bạn định mua nhà.

  1. Bảo hiểm tài sản

Bảo hiểm tài sản dành cho cả người chủ nhà và người thuê nhà. Dù cho là bạn đang thuê một căn phòng đơn lẻ hay toàn bộ căn  nhà, chủ nhà sẽ chịu trách nhiệm về bảo hiểm nhà ở. Người thuê nhà phải chịu trách nhiệm về bảo hiểm cho các tài sản cá nhân.

Bảo hiểm tài sản là bảo hiểm cho toàn bộ tài sản trong nhà bạn, bao gồm những vật gia dụng, đồ đạc trong nhà, quần áo, thiết bị phụ tùng cho đến cả thảm và màn.

Hầu hết chính sách của các công ty đều có những giới hạn riêng biệt. Có 2 cách bảo hiểm chủ yếu là: chính sách thay thế – tài sản được bảo hiểm sẽ được thay thế hoặc sửa chữa về với tình trạng ban đầu và chính sách bồi thường – các tài sản được bảo hiểm sẽ được đặt về lại đúng vị trí so với trước khi mất mát hoặc hư hỏng.

  1. Bảo hiểm du lịch

Mua bảo hiểm du lịch là một ý kiến hay mỗi khi bạn có kì nghỉ hay chuyến đi ra nước ngoài. Trong chuyến đi, nhiều vấn đề không lường trước có khả năng xảy ra như trộm cắp, ốm đau, chuyến đi bị hoãn, thất lạc hành lý hay mất hộ chiếu. Bạn nên nhớ mua bảo hiểm du lịch trước khi bạn rời khỏi nhà bởi vì bạn sẽ không được bảo hiểm một khi bạn đã rời khỏi đất nước.

Những việc mang tính nguy hiểm cao như du lịch mạo hiểm hay các môn thể thao mạo hiểm không phải lúc nào cũng nằm trong chính sách bảo hiểm nên hãy kiểm tra lại với công ty bảo hiểm của bạn. Bạn có thể chọn loại bảo hiểm theo chuyến đi (kéo dài đến 182 ngày) hoặc hơp đồng bảo hiểm theo năm (bảo hiểm rủi ro phát sinh trong mọi chuyến đi trong vòng 12 tháng kể từ ngày mua bảo hiểm, phù hợp với những người thường xuyên đi du lịch hay công tác).

  1. Bảo hiểm thu nhập

Bảo hiểm thu nhập cho phép bạn bảo vệ một phần thu nhập khi bạn mắc bệnh và không thể làm việc. Công ty bảo hiểm sẽ chi trả hàng tháng đến 75% của “thu nhập trước bệnh” cho đến khi bạn có thể làm việc trở lại, hay cho đến khi kì hạn chi trả kết thúc.

  1. Bảo hiểm xe cộ

Bảo hiểm xe cộ là không bắt buộc ở New Zealand. Tuy nhiên “bảo hiểm bên thứ ba”, đảm bảo cho bạn không phải trả phí cho hư hại gây ra đối với xe của người khác, được khuyến nghị.

Có 3 chính sách bảo hiểm xe cộ ở New Zealand:

  • Thiệt hại tài sản bên thứ ba: bảo đảm cho bạn về chi phí của thiệt hại mà bạn gây ra cho xe hay tài sản của người khác. Đây là loại bảo hiểm xe cộ có giá phải chăng nhất.
  • Bên thứ ba, cháy hoặc trộm cắp: bảo đảm cho bạn về thiệt hại do cháy hoặc trộm cắp đối với xe cộ và bao gồm cả Thiệt hại tài sản bên thứ ba
  • Bảo hiểm toàn diện: bảo đảm cho bạn về những mất mát, thiệt hại cho xe cộ của bạn. Nó cũng bảo đảm về bất cứ thiệt hại nào đối với phương tiện của người khác, dù cho đó là lỗi của bạn hay người khác, và cả những chi phí khác như kéo xe bạn ra khỏi hiện trường tai nạn và đưa đi sửa chữa.

Nhìn chung, phạm vi bảo hiểm càng rộng thì chi phí bảo hiểm càng đắt.

  1. Bảo hiểm nhân thọ

Nếu bạn là một cư dân ở New Zealand, bạn có thể mua bảo hiểm nhân thọ. Đây là một khoảng tiền được chi trả khi người được bảo hiểm mất hoặc có benh giai đoạn cuối (nghĩa là họ còn sống được 12 tháng hoặc ít hơn. Bảo hiểm bao gồm bất cứ lý do nào của cái chết, ngoại trừ tự tử trong 13 tháng. Bảo hiểm có thể bị từ chối nếu có những chi tiết lớn không được tiết lộ trong tiền sử bệnh án.

  1. Môi giới bảo hiểm

Nếu bạn đang cần trợ giúp về việc quyết định mua bảo hiểm , bạn có thể nhờ đến môi giới bảo hiểm. Người môi giới bảo hiểm là một người độc lập đưa ra lời khuyên chuyên nghiệp, được hướng dẫn bởi bạn và thay mặt bạn. Nhiệm vụ của họ là giúp bạn nhận ra những rủi ro mà bạn cần được bảo hiểm và tìm bảo hiểm phù hợp nhất với nhu cầu của bạn. Họ cũng sẽ sắp xếp các chính sách và tài liệu bảo hiểm, hỗ trợ bạn trong việc khai báo và nhắc nhở bạn cập nhật hay đổi mới chính sách bảo hiểm.

Có thể nói bảo hiểm là nhu cầu thiết yếu của mọi người, đặc biệt là khi bạn quyết định làm việc tại New Zealand. Những bảo hiểm phù hợp sẽ giảm cho bạn những nỗi lo hay bàng hoàng về những sự cố bất ngờ xảy ra.

Các bạn cần thêm thông tin về các chương trình du học New Zealand vui lòng liên hệ với Du Học L&D EDUCATION – Đơn vị chuyên thiết kế các chương trình du học hướng nghiệp các nước như New Zealand, Úc, Canada… để giúp các bạn chọn trường, chọn ngành và thành phố du học đúng với nguyện vọng của mình.

Mọi thông tin liên lạc:

CÔNG TY L&D EDUCATION
Địa chỉ: 285/36  Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q10, Tp.HCM
Điện Thoại: 0933 359 268
Hotline/viber/zalo:  0933 359 268 – 0989 830283
Website: www.duhocnewzealand.org
Email: info@ldeducation.net
Facebook: duhocnewzealand.org
error: